Tin mới nhất
THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG - HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NĂM 2024
THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG - HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NĂM 2024 (Bấm ...
- Các bước hướng dẫn thí sinh xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non năm 2024
- Thông báo mở lớp hướng dẫn ôn tập môn Năng khiếu cho Kỳ thi Tuyển sinh ngành Giáo Dục Mầm Non - Hệ Chính quy – Năm 2024
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG - HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NĂM 2024
- THÔNG BÁO CÔNG KHAI TÀI CHÍNH NĂM HỌC 2024 - 2025
- CÔNG KHAI TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HOC, TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM, TRUNG CẤP SƯ PHẠM NĂM HỌC 2023-2024 (lần 2)
- Thông báo Tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng Hệ chính quy – Năm 2024
- THÔNG BÁO CÔNG KHAI TÀI CHÍNH NĂM HỌC 2023 - 2024 (ĐIỀU CHỈNH)
ĐĂNG NHẬP
HỘI THẢO KHOA HỌC “Đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh đáp ứng giáo dục 4.0”
Trong khuôn khổ thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp trường năm học 2022 - 2023. Sáng ngày 05/7/2023, Khoa Cơ bản đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh đáp ứng giáo dục 4.0”.
Tham dự Hội thảo có Thạc sĩ Nguyễn Nguyên Bình – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trường; Tiến sĩ Lê Thanh Phong – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trường; Thạc sĩ Đỗ Đình Nghĩa – Trưởng Khoa Cơ bản; Thạc sĩ Nguyễn Đình Tình – Phó Trưởng Khoa Cơ bản, cùng lãnh đạo các đơn vị của Trường và gần 50 đại biểu, khách mời, tác giả tham dự.
ThS. Nguyễn Đình Tình – Phó Trưởng Khoa Cơ bản, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS. Nguyễn Đình Tình cho biết: “Chúng ta đang đối mặt với một thế giới đầy thay đổi và khó lường. Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI và robot đang thay đổi cả cách thức lao động và cách thức giảng dạy. Tai Hội thảo này, chúng ta sẽ thảo luận về những chủ đề quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, bao gồm: lý luận và thực tiễn mang tính định hướng chung về giáo dục 4.0; phương pháp giảng dạy và đổi mới pương pháp giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, cách thức áp dụng công nghệ vào giảng dạy; ứng dụng các nền tảng công nghệ vào giảng dạy, cách thức tăng cường khả năng sáng tạo và tư duy phản biện của các sinh viên, và cách thức đào tạo những giáo viên có khả năng đáp ứng yêu cầu của giáo dục 4.0. Ban tổ chức Hội thảo mong muốn các thành viên tham dự Hội thảo cùng nhau suy nghĩ, trao đổi và tìm kiếm những cách thức, con đường, biện pháp, phương pháp giảng dạy mới khai thác tối đa những cơ hội và tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Những định hướng và giải pháp nâng cao năng lực giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng giáo dục 4.0 được đề xuất trong Hội thảo là hết sức đáng trân trọng”.
TS. Lê Thanh Phong – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường, phát biểu chào mừng.
Toàn văn bài phát biểu chào mừng Hội thảo của TS. Lê Thanh Phong:
Kính thưa Thạc sĩ Nguyễn Nguyên Bình, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường. Thưa Ban Tổ chức Hội thảo và quý thầy cô.
Ở thời đại 4.0, khi tri thức là yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế thì giáo dục trở thành đòn bẩy quan trọng để đổi mới mô hình phát triển bền vững. Hệ thống tri thức có những thay đổi mạnh mẽ thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động của con người cũng phải thay đổi. Việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại 4.0, nhất là đổi mới tư duy về phương pháp dạy học, là một tất yếu, là điều kiện có tính tiên quyết, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Trường. Hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng giáo dục 4.0” là một trong những hoạt động nổi bật, góp phần thực hiện tốt các định hướng, nhiệm vụ trong năm học 2022-2023. Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên thảo luận, trao đổi những nội dung quan trọng về đổi mới phương pháp giảng dạy. Cùng với nhiều hoạt động chuyên môn đa dạng trong toàn trường, Ban Giám hiệu Trường ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo, phương pháp, hình thức tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả của Ban Tổ chức và Khoa Cơ bản.
Trường ta đang ở trong một giai đoạn bản lề của nấc thang phát triển mới. Những thuận lợi rất lớn của Trường như tinh thần đoàn kết, chung sức thực hiện nhiệm vụ của toàn thể viên chức, người lao động vẫn được thể hiện trong hầu hết các hoạt động; sự quan tâm của xã hội về ngành giáo dục mầm non là động lực để Trường luôn nổ lực đổi mới, khẳng định uy tín, thương hiệu trong sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường đào tạo giáo viên mầm non; dư địa phát triển các nguồn nhân lực cốt lõi vẫn còn rất lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định, những nguy cơ hiện hữu, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển như sự thiếu hụt về nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức có thể gây kiềm tỏa động lực phát triển; chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng và thay đổi nhanh chóng của xã hội có thể ảnh hưởng đến vị thế, thương hiệu đào tạo giáo viên mầm non của Trường; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục luôn trong tình trạng vừa đủ hoặc thiếu, gây cản trở nhất định trong việc tổ chức dạy học.
Tại diễn đàn này, tôi đề nghị hội thảo chú ý đến ba vấn đề sau khi bàn về đổi mới phương pháp dạy học tại Trường:
- Đổi mới phương pháp giảng dạy phải bám sát nội hàm và mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non được xây dựng hướng theo lấy người học làm trung tâm, chương trình đào tạo của Trường nhằm đào tạo ra những thế hệ sinh viên đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ mầm non trong bối cảnh phát triển xã hội hiện nay, nhất là bối cảnh hoạt động giáo dục trẻ mầm non không chỉ dừng lại ở các hoạt động trong nhà trường mà đã có xu thế phát triển vươn rộng đến giáo dục gia đình, hoạt động trải nghiệm thực tiễn và hội nhập quốc tế.
- Nội dung phương pháp dạy học mới cần kết hợp hài hoà giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, chú trọng dạy cách học, phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời, chú trọng phân hoá người học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học,bsử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến, mô hình học tập gắn với thực tiễn, hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, phát triển văn hóa đọc, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa.
- Đổi mới phương pháp dạy học phải đặt trong quá trình vận hành tương tác đồng bộ các thành tố của các phương pháp dạy học, từ người dạy, người học, học liệu đến môi trường dạy học phù hợp điều kiện thực tiễn, nhằm phát huy tối đa các điều kiện sẳn có nhưng không ảo tưởng, kì vọng quá mức, so sánh thái quá so với năng lực nội tại của Trường.
Với tinh thần đó, Ban Giám hiệu tin rằng những kết quả của hội thảo sẽ là nền tảng vững chắc để gắn kết giảng viên, viên chức trong khoa, trong trường trong các hoạt động dạy học. Thay mặt Ban Giám hiệu, tôi kính chúc Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục đồng thuận, chung tay vì sự phát triển bền vững của Trường./.
ThS. Hà Cao Thị Hồng Thu – Trưởng ban Khoa học báo cáo đề dẫn
Phát biểu dẫn đề Hội thảo, ThS. Hà Cao Thị Hồng Thu cho biết: “Các bài báo cáo của các nhà quản lý và giảng viên là những người đang hàng ngày tiếp cận và ứng dụng các tri thức trẻ trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu để thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho người học. Hầu hết các bài báo cáo đều bám sát hai chủ đề của hội thảo. Nổi bật trong đó, là sự phối hợp chặt chẽ giữa kinh nghiệm của thế hệ đi trước với sự sáng tạo của thế hệ trẻ trong quá trình tiếp cận nền giáo dục 4.0 và quá trình đổi mới tư duy để từng bước xây dựng định hướng cải thiện hiệu quả hoạt động giảng dạy, khai thác và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin và những nguồn tài liệu liên quan vào đổi mới phương pháp dạy học cũng như tổ chức hoạt động dạy học nhằm trang bị cho người học những kĩ năng khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập. Các bài báo cáo đã cho thấy sự phong phú, đa dạng với các góc độ tiếp cận khác nhau trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiện đại. Với tinh thần khoa học nghiêm túc, Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng ghi nhận đóng góp của các tác giả trong quá trình chuẩn bị kỷ yếu cho Hội thảo này. Qua các bài báo cáo, hi vọng Hội thảo sẽ giúp các nhà quản lý và giảng viên có nhiều bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy một cách tốt nhất và hiệu quả nhất cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ”.
Đoàn chủ tọa Hội thảo
Trong phần thảo luận, các đại biểu tham dự Hội thảo đã nghe 4 báo cáo tham luận và cùng nhiều góp ý, chia sẻ về: các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động dạy học tại các trường đại học, cao đẳng nói chung và Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Nội dung này cũng đề cập đến động cơ học tập của sinh viên trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; một số giải pháp giáo dục toàn diện nhằm tạo ra lớp người mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe và các kỹ năng mềm cần thiết trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, còn đề cập đến tầm quan trọng và đề xuất một số biện pháp trang bị cho người học các kỹ năng mền như kỹ năng học và tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và ứng xử nhằm góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và cách thức phối hợp và ứng dụng linh hoạt đa dạng các thiết bị công nghệ, học liệu số và phần mềm trong giảng dạy các học phần có tính đặc thù riêng trong chương trình đào tạo Ngành Giáo dục Mầm non. Đồng thời cũng mở ra nhiều vấn đề mới cần bàn luận và nghiên cứu thêm khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy.
Phát biểu kết luận Hội thảo, ThS. Đỗ Đình Nghĩa cho biết: “Chúng ta đã có một buổi hội thảo rất thành công và bổ ích, đã cùng nhau tìm hiểu, trao đổi, thảo luận và chia sẻ những giải pháp để giảng viên có thể áp dụng những phương pháp giảng dạy mới nhất và hiệu quả nhất trong công tác của mình. Cùng nghe các bài thuyết trình và thảo luận về những nỗ lực và thành tựu của trường nói chung và của mỗi cá nhân giảng viên nói riêng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hội thảo đưa ra những ý kiến và đề xuất để đổi mới phương pháp giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TP. Hồ Chí Minh đáp ứng giáo dục 4.0, những bài thuyết trình và thảo luận đi vào trọng tâm vấn đề, thiết thực, chất lượng và đầy ý nghĩa. Qua đó, đã học hỏi được nhiều kiến thức mới và những kinh nghiệm quý báu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy”.
Một số hình ảnh Hội thảo: