Thứ Hai, 04-03-2013 | 09:52

Luật Tố cáo 2012

Ngày 11-11-2011, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật tố cáo. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật tố cáo và Luật có hiệu lực từ ngày 01-7-2012.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT TỐ CÁO

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm phát sinh nhiều tố cáo trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, cũng như tố cáo cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Số vụ việc tố cáo tiếp tục gia tăng, tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong cải cách hành chính nhà nước và phát huy quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền công dân, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh. 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT TỐ CÁO

LUẬT TỐ CÁO 2012