Thứ Hai, 04-03-2013 | 10:13

Luật Viên chức

Ngày 15-11-2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật Viên chức. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2012.

 I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT VIÊN CHỨC

          Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức, đội ngũ viên chức đã được nâng cao và phát triển về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân. Tính đến thời điểm năm 2009, tổng số viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập là 1.657.470 người, làm việc trong 52.241 đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý viên chức và đội ngũ viên chức còn một số hạn chế và tồn tại sau:

          Thứ nhất, nhận thức về hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức và cơ chế quản lý viên chức chưa đổi mới kịp thời với những thay đổi về nhiệm vụ của Nhà nước trong việc tổ chức cung ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng. Tư duy về các hoạt động nghề nghiệp của viên chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Vị trí của viên chức chưa được xác định rõ ràng trong các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chưa có sự phân định giữa hoạt động quản lý nhà nước của công chức với hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Trong nhiều lĩnh vực, hoạt động nghề nghiệp của viên chức còn tình trạng vi phạm về chất lượng, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp. Việc đánh giá, phân loại viên chức chưa bảo đảm khoa học, khách quan dẫn đến việc tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng viên chức chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, ảnh hưởng đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức;.......... 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT VIÊN CHỨC

 LUẬT VIÊN CHỨC 2012